tptecserco.ltd@gmail.com 02253593816 / 0989567499 / 0855766388

Địa chỉ văn phòng

CẤU TẠO CỦA CẦU TRỤC DẦM ĐÔI

Cầu trục dầm đôi cầu tạo gồm dầm chính dạng hộp kiểu dầm kép, pa lăng cáp điện dầm đôi, cơ cấu di chuyển cầu trục dầm đôi, hệ thống cấp điện pa lăng, hệ thống cấp điện cầu trục, tủ điện điều khiển cầu trục và các thiết bị lựa chọn thêm khác .

I. Phạm vi ứng dụng cầu trục dầm đôi
Như các bạn đã biết, cầu trục đang là một bộ phận không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất, đặc biệt là các nhà máy sản xuất thiết bị, cấu kiện nặng. Với nhiệm vụ nâng hạ, di chuyển vật nặng nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất. Đối với cầu trục dầm đơn, tải trọng tối đa có thể đạt tới 20T. Nhưng đối với những hoạt động sản xuất cần tới việc cần tới sức nâng lớn hơn, chắc hẳn cầu trục dầm đôi sẽ là sự lựa chọn tốt hơn rất nhiều thay vì dùng việc dùng kết hợp những cầu trục dầm đơn nhiều khó khăn và an toàn không cao. Cầu trục dầm đôi có khả năng nâng hạ với tải trọng từ 2-100T với khẩu độ lên đến 50m sẽ giúp khắc phục vấn đề này .
Cấu tạo cầu trục dầm đôi Cầu trục dầm đôi là loại cầu trục được cấu tạo bởi hai dầm chính giống nhau được liên kết cứng với dầm biên

Cấu tạo của trục dầm đôi

 

1.  Dầm chính cầu trục dầm đôi .

Cấu tạo kiểu dầm hộp, gồm 2 chiếc dầm chính, liên kết với cơ cấu di chuyển (dầm biên) bằng liên kết cứng, dạng gối. Thông thường, mối liên kết bằng bu lông cường độ cao, có khả năng điều chỉnh xê dịch theo khẩu độ cầu trục cũng như khoảng cách tim ray của pa lăng.

2. Pa lăng cáp điện dầm đôi

Là cơ cấu chính của cầu trục, bao gồm cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển pa lăng kiểu khung kết cấu với bốn bánh xe di chuyển. Pa lăng cáp điện dầm đôi thường được nhập khẩu đồng bộ từ nước ngoài theo thông số kỹ thuật và kích thước có sẵn. Trước khi mua pa lăng cần chú ý các thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu của cầu trục như tốc độ nâng hạ, tốc độ di chuyển pa lăng, chiều cao nâng hạ (hành trình móc), khoảng cách tim ray xe con, tự trọng pa lăng…v.v. Thông thường, pa lăng cáp điện dầm đôi được sản xuất kèm theo các thiết bị an toàn như: bộ báo quá tải, thiết bị giới hạn hành trình nâng hạ, di chuyển pa lăng và tay bấm điều khiển dây đồng bộ .

3. Cơ cấu di chuyển cầu trục (dầm biên)

Là hệ khung, hộp bánh xe đồng bộ với động cơ giảm tốc giữa vai trò di chuyển cầu trục dầm đôi. Dầm biên được liên kết với dầm chính bằng liên kết bu lông như đã nói ở trên và có kích thước dài, rộng phụ thuộc vào tải trọng và khẩu độ của cầu trục. Với cầu trục có khẩu độ, tải trọng lớn thì dầm biên sẽ có cấu tạo dài hơn bình thường nhằm tránh tải trọng bánh xe tập trung gần nhau trên dầm đỡ ray, gây ra momen lớn cho dầm đỡ ray. Dầm biên cầu trục dầm đôi đồng bộ gồm có: khung dầm biên, hộp bánh xe, động cơ giảm tốc và các đầu đấm cao su giảm chấn. Khi gia công, chế tạo dầm biên cầu trục cần đảm bảo độ thẳng của bánh xe, độ cân bằng của 2 bộ dầm biên để cầu trục có thể hoạt động được bình thường. Vị trí đặt động cơ di chuyển, bánh xe chủ động cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét.

4. Hệ cấp điện pa lăng (hệ điện ngang) .

Thường được thiết kế kiểu sâu đo, cáp dẹt treo bên dưới profile với hệ con chạy, tay lấy điện đồng bộ nhập khẩu từ nước ngoài. Khi tính toán chiều dài cáp điện động lực, cáp điện điều khiển, cần tính toán đến độ trùng của cáp. Tối ưu ta có thể lấy khẩu độ cầu trục nhân với hệ số 1.5 để được chiều dài cáp cần dùng.

5. Hệ cấp điện cầu trục (hệ điện dọc)

Tùy theo chiều dài di chuyển của cầu trục dầm đôi mà ta có tính toán chiều dài cấp điện phù hợp. Với các loại cầu trục dầm đôi tiêu chuẩn, tải trọng nhỏ hơn 20 tấn, loại thanh dẫn an toàn 3P (Safety bus bar) thường xuyên được sử dụng. Đây là phụ kiện nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc. Khi tính toán hệ cấp điện cầu trục cần xem xét tổng công suất tất cả các cơ cấu nâng hạ, di chuyển và tính toán đến dòng khởi động, hệ số phụ tải thiết bi..v.v .

6. Tủ điện điều khiển cầu trục dầm đôi

Được sản xuất và tích hợp chủ yếu ở Việt Nam. Hiếm có nhà sản xuất nào nhập khẩu trực tiếp tủ điện điều khiển cầu trục do vấn đề chi phí cũng như tính tiện lợi của sản phẩm. Tủ điện điều khiển cầu trục dầm đôi thường được bố trí tại vị trí dễ thao tác, dễ sửa chữa như dọc theo dầm chính hoặc bên trên sàn thao tác hoặc treo bên cạnh hộp dầm biên tùy vào thiết kế của cầu trục .